Friday, October 24, 2014

Thiếu Úy Phan Văn Chương Chiến Đoàn 1 /SLL mất tích 71 (72) Biên Giới Lào-Việt


Kính gửi qúy NT& qúy AEm
Có người em ruột của cố th/uy Phan văn Chương ở CD1SLL mất tích năm 71(72) . Nay kính nhờ qúy NT và qúy anh em biết , xin cho thông tin về chuyến nhảy cuối ở Lào Việt. Chân thành cảm tạ

xin liên lạc về e-mail:
NhaKyThuat@yahoo.com
 

Tuesday, March 4, 2014

Nhắn Tin TĐT/BĐQ PHAN-THẾ-THƯỜNG Tiểu Đòan 43 và 44

 TÔI LÀ TRUNG TÁ PHAN-BÌNH-KIÊN, KHÓA 10 TRẦN BÌNH TRỌNG, ĐÀ-LẠT.  TÔI LÀ ANH RUỘT CŨA ĐẠI TÁ PHAN-THẾ-THƯỜNG, TỐT NGHIỆP KHÓA ĐOÀN KẾT ĐA-LẠT THÁNG 6-1954. CHỨC VỤ CUỐI CÙNG LÀ TRUNG-ĐOÀN-TRƯỠNG TRUNG ĐOÀN 16 - SƯ-ĐOÀN 9 TẠI SA-ĐÉC (QUÂN ĐOÀN 4) VỚI NHIỆM VỤ LÀ GIỮ AN NINH - QUỐC LÔ 4 TỪ BẮC MỸ THUẬN ĐẾN QUẬN CAI LẬY, CHO ĐẾN NGÀY 30-4-1975 LÀ TAN RÃ. TÔI VÀ EM TÔI BỊ GIAM TẠI NHÀ TÙ VĨNH LONG RỒI QUA TRẠI GIAM BÌNH-THŨY (CẦN-THƠ) RỒI CÙNG BỊ CHUYỄN RA BẮC BẰNG TÀU THŨY. TÔI BỊ CHUYỄN LÊN LÀO-KAY, VÀ EM TÔI BỊ ĐI LAI-CHÂU.

TÔI RA TÙ CÃI TẠO NĂM 1982 VÀ VƯỢT BIỄN VÀ ĐỊNH CƯ NĂM 1983 TẠI OAKLAND, CALI. TÔI ĐƯỢC TIN TỨC KHÔNG CHÍNH XÁC LÀ EM TÔI PHAN THẾ THƯỜNG BỊ CHUYỄN TRẠI LÊN VÙNG PLEIKU-KONTUM, RỒI BỊ BỊNH NẶNG NÊN ĐƯỢC THÃ RA VÀ VỀ BÀ-CHIỄU (GIA-ĐỊNH) Ỡ TẠM TRÚ NHÀ BA RUỘT NĂM 1984. Ỡ ĐÂY LỐI 4 THÁNG THÌ CÔNG AN KHU VỰC KHÔNG CHO Ỡ NỮA, NÊN EM PHAN-THẾ-THƯỜNG TÌM ĐƯỜNG VƯỢT BIỄN CÙNG VÀI ANH EM Ỡ CÁC ĐƠN VỊ CŨ. TRONG CÁC NĂM 1967 ĐẾN 1871, PHAN-THẾ-THƯỜNG LÀ TIỄU ĐOÀN TRƯỠNG BIÊT-ĐỘNG-QUÂN 43 RỒI 44 TẠI KHU VỰC TRÁCH NHIỆM CŨA SƯ-ĐOÀN 9.

TỪ NĂM 1984 ĐẾN NAY 2-2014, TÔI KHÔNG ĐƯỢC TIN TỨC GÌ VỀ VƯỢT BIÊN CŨA EM TÔI ĐI CHUNG CÙNG VÀI BẠN ĐỒNG ĐỘI CŨ, CHO NÊN TÔI THĨNH CẦU CÁC BẠN CÙNG KHÓA ĐOÀN KẾT TẠI ĐÀ-LẠT CŨNG NHƯ CÁC BẠN NÀO QUEN BIẾT EM TÔI VÀ TÔI, XIN VUI LÒNG CHO BIẾT VỀ SỐ PHẬN EM TÔI LÀ ĐẠI-TÁ PHAN-THẾ-THƯỜNG, THÌ GIA-ĐÌNH CHÚNG TÔI VẠN LẦN CÁM ƠN MÃI MÃI.

MỌI TIN TỨC XIN GỠI VỀ EMAIL phanbinhkien@yahoo.com.

XIN THÀNH THẬT CÁM ƠN TẤT CÃ ANH EM CHIẾN HỮU.

Wednesday, January 22, 2014

Tìm thấy 21 hài cốt quân nhân VNCH tại Thuận An, Huế


4 bộ hài cốt có thẻ bài

Huy Phương/Người Việt
VIỆT NAM (NV) - Vào tháng 4 năm 2013, trong khi dọn cỏ mảnh vườn sau nhà, vốn là một “độn” cát để mở rộng nơi canh tác, anh Huỳnh Văn Ðình, nguyên là một hạ sĩ quan Biệt Ðộng Quân (HSQ/BÐQ) và anh Trương Văn Niệm, nguyên trung sĩ nhất (TSI) thuộc Tiểu Khu Quảng Tín, tại xã Phú Xuân, Phú Vang, Thừa Thiên, đào thấy bốn thi hài quân nhân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), với các lại quần áo rằn ri đã mục nát, xương cốt và xương sọ đã bị rễ dương bao bọc.
alt
Bản đồ bãi biển Thuận An-Thừa Thiên.
Bốn tấm thẻ bài được tìm thấy, đọc rõ được tên họ, số quân và loại máu. Căn cứ vào hai số quân đầu của chủ lực quân VNCH, chúng tôi sẽ ghi thêm năm sinh để gia đình dễ nhận ra thân nhân của mình.

Thẻ bài số 1: Ðặng Mòi. SQ: 55/210-905. Loại Máu O. Sinh năm 1935.

Thẻ bài số 2: Trần Quang Minh. SQ: 77/111-653. Loại Máu O. Sinh năm 1957.

Thẻ bài số 3: Lê Văn Trung. SQ: 73/214-237. Loại Máu O. Sinh năm 1953.

Thẻ bài số 4: Trần Phiên. SQ: 73/117-885. Loại Máu B+. Sinh năm 1953.

Khi khai quật, hai anh còn tìm thấy đủ nón sắt, áo giáp, dày da đã mục nát theo thời gian, đã được chôn lại theo hài cốt. Về vũ khí, có lẽ đã bị tịch thu trước khi xác họ bị vùi lấp. Hai anh chỉ còn giữ lại thẻ bài, một số dây đeo, một cái muỗng nhỏ, một quả tim và một chiếc nhẫn bằng nhựa và một chiếc nhẫn bằng kim loại.
alt
Hình ảnh 4 thẻ bài. (Hình: Tài liệu của ông Trương Văn Niệm)
Người đưa tin cho chúng tôi, TSI Trương Văn Niệm, quê ở xã Lộc Sơn, xã Phú Xuân, nguyên là quân nhân thuộc Tiểu Ðoàn 102 Ðịa Phương Quân (ÐPQ), Tiểu Khu Quảng Tín, bị thương tại mặt trận, được phân loại 2, làm công chức tại Ty Thuế Vụ Nha Trang trong những ngày cuối cùng. Sau ngày 30 tháng 4 anh trở về làng và chứng kiến nhiều ngôi mộ của anh em quân nhân VNCH tử trận trên đường rút quân vào tháng 3 năm 1975, chôn rải rác rất nhiều trong vùng. Tuy vậy sau vụ cải táng quy mô ở thôn An Dương cho 132 hài cốt quân nhân (chỉ còn được 13 thẻ bài và 1 căn cước) tháng 7 năm 2010, thì chính quyền địa phương ngăn không cho dân địa phương cải táng thêm những nấm mồ xiêu lạc vì sợ ảnh hưởng bất lợi cho chế độ.

Cũng theo anh Trương Ðình Niệm thì hiện nay tại xã Phú Hải, thôn Cự Lại còn một mộ chôn 17 tử sĩ (nghi là anh em Thủy Quân Lục Chiến (TQLC)), không có di vật, riêng 4 hài cốt có thẻ bài đã được hai anh Niệm và Ðình đưa lên vùng đất cao, xây mộ và có gắn bia.

Tưởng cũng nên nói lại, nơi bờ biển này, một số quân nhân TQLC đã lên được tàu hải quân ra đi, có những người bị bắt vào trại tù Cộng Sản như trung úy Cao Xuân Huy, tác giả “Tháng Ba Gẫy Súng,” Thiếu Tá Phạm Cang, tiểu đoàn trưởng (TÐT) Tiểu Ðoàn (TÐ) 7, Thiếu Tá Lê Quang Liễn, TÐP-TÐ7, Thiếu Tá Phạm Văn Tiền, TÐT-TÐ5... Số người chết, trong đó có Thiếu Tá Nguyễn Chí Nam, TÐT-TÐ4, riêng Ðại Úy Tô Văn Chiêu thuộc TÐ4 và hằng trăm người bị chết tại chỗ không tìm được hài cốt.
alt
Một ít di vật. (Hình: Tài liệu của ông Trương Văn Niệm)
Qua điện thoại của chúng tôi gọi về Việt Nam nói chuyện với anh Trương Ðình Niệm, anh ao ước chúng tôi sớm đưa tin tức này lên các cơ quan truyền thông hải ngoại, cũng như làm sao đưa tin này trở lại Việt Nam, để thông báo cho bốn gia đình anh em còn thẻ bài nêu trên biết tin, để sớm đưa hài cốt các anh về với gia đình, nhang khói cho ấm cúng sau hơn 38 năm lưu lạc.

Cũng như vào năm 2011, trên nhật báo Người Việt và chương trình Huynh Ðệ Chi Binh/SBTN, chúng tôi đã có cơ duyên may mắn, đưa tin về ngôi mộ tập thể 152 quân nhân tử trận trong ngày lui binh trên bãi biển Thuận An, chúng tôi hy vọng, hôm nay, bài báo này với 4 danh tính tử sĩ nêu trên sẽ đến được với người thân trong những ngày cuối năm này. Gia đình sẽ nhận thẻ bài như là một di vật quý giá còn lại và cải táng hài cốt tử sĩ đưa về quê nhà an táng.

Xin liên lạc với chúng tôi, nếu quý vị cần biết thêm chi tiết, để giữ an toàn cho những người có lòng đang còn ở lại quê nhà.

Trong nỗi đau xót của cả một dân tộc, chúng tôi xin nghiêng mình trước những anh linh tử sĩ và xin gửi lời chia buồn đến với gia đình những người đã khuất.

Gia đình có liên hệ tới 4 thẻ bài này, xin vui lòng gửi thư qua địa chỉ e-mail:huyphuong37@gmail.com 

hay vui lòng gọi cho chúng tôi ở số (949) 241-0488.

Friday, January 17, 2014

Cựu HQ T/ Tá LÊ QUANG MINH-Mất tích từ Trại cải tạo SUỐI MÁU BIÊN HOÀ

Tìm người tên là: Cựu HQ T/ Tá LÊ QUANG MINH-Mất tích từ Trại cải tạo SUỐI MÁU BIÊN HOÀ
Con tên Giáng Tiên, tìm cha cựu HQ T/ tá LÊ QUANG MINH, mất liên lạc từ trại cải tạo SUỐI MÁU BIÊN HOÀ. Trong trại, Ba con thiền yoga, không ăn gì trong nhiều ngày và nhường phần ăn của mình cho các Bác cùng trại. Mong CÁC BÁC CẢI TẠO CHUNG TẠI SUỐI MÁU nhớ xem là CHA CON ĐÃ BỊ CHUYỂN ĐẾN TRẠI NÀO VÀ SỐNG CHẾT RA SAO … để con có thể tìm ...
Để Liên Lạc Người Đăng Tin >> Xin Nhấn Chuột Vào Đây

Chi Tiết:

Con tên Giáng Tiên, tìm cha cựu HQ T/ tá LÊ QUANG MINH, mất liên lạc từ trại cải tạo SUỐI MÁU BIÊN HOÀ. Trong trại, Ba con thiền yoga, không ăn gì trong nhiều ngày và nhường phần ăn của mình cho các Bác cùng trại. Mong CÁC BÁC CẢI TẠO CHUNG TẠI SUỐI MÁU nhớ xem là CHA CON ĐÃ BỊ CHUYỂN ĐẾN TRẠI NÀO VÀ SỐNG CHẾT RA SAO … để con có thể tìm tiếp.
Một số thông tin về Ba con như sau:

- Tên: LÊ QUANG MINH, sinh năm 12/3/1942,
- Người miền Nam, cao khoảng 1.73m, có 5 đứa con – 4 gái, 1 trai. Vợ là Giáo viên tiểu học.
- Cấp bậc Hải Quân Thiếu tá,nơi phục vụ cuối cùng là Khu Trục hạm HQ4 Trần Khánh Dư, dưới quyền Hạm Trưởng HQ Trung Tá Vũ Hữu San.
- Đăng ký học tập cải tạo tại Saigon, đã ở tại trại cải tạo Thành Ông Năm Hóc Môn. Sau đó bị chuyển qua trại Suối Máu Biên Hoà và mất liên lạc từ trại nạy
- Con có nghe kể lại là trong trại cải tạo Suối Máu Biên Hoà , Ba con có thực hành thiền yoga, có thể không ăn gì trong nhiều ngày và lấy phần ăn của mình nhường cho các Bác các Chú ở cùng trại.
- Khoảng cuối năm 1977, theo tin của một bác Sĩ Quan ở gần nhà được tạm tha vì vợ chết, là “Ba của con đã trốn trại cùng với 4 người nữa. Những người Quản giáo trại giam tuyên bố đã bắn chết hết rồi, nhưng họ không đem xác về trại”. Đến nay, con không nhớ được tên của Bác ấy và tên trại cải tạo mà Bác ấy nói, vì lúc đó con còn nhỏ quá, mới 12 tuổi. Chiều tối hôm ấy, khi Mẹ con đi bán về nhà có đi tìm Bác ấy để hỏi thăm, nhưng Bác ấy đã quay vào trại rồi.

Con rất biết ơn và trân trọng mọi thông tin của các Bác về Ba con.